Chè Shan Tuyết Cổ Thụ, Suối Giàng, Yên Bái (loại ngon)








Chè Shan Tuyết Cổ Thụ, Suối Giàng, Yên Bái (loại ngon)
Tình trạng: Còn hàng
Chè bắc ngon và sạch tại Tp.HCM mua ở đâu? Thảo dược Khai Tâm xin giới thiệu 1 loại chè bắc rất đặc biệt, là 1 sản vật quý hiếm trên thế giới có tại Huyện Văn Chấn, Suối Giàng, Yên Bái
Ở độ cao gần 1.400m, khí hậu Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cũng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Nhưng đến Suối Giàng, điều đầu tiên được quan tâm không phải là khí hậu mát lành mà là những sườn núi cheo leo với những thân chè cổ thụ trắng mốc.
Ở độ cao gần 1.400m, khí hậu Suối Giàng (huyện Văn Chấn, Yên Bái) cũng tương tự như Sa Pa, Đà Lạt. Nhưng đến Suối Giàng, điều đầu tiên được quan tâm không phải là khí hậu mát lành mà là những sườn núi cheo leo với những thân chè cổ thụ Suối Giàng trắng mốc. Thủy thổ và con người ở đây đã làm nên một sản phẩm nổi danh cùng với một cảnh quan độc đáo.
Xã Suối Giàng nằm ở độ cao 1.400m so với mặt nước biển, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ trung bình cả năm hơn 200c, mát như Sa Pa, Tam Đảo.Nơi đây cây chè shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu
Ở tỉnh Yên Bái, nhiều xã vùng cao đều có chè cổ thụ như: Sùng Đô, Suối Quyền, Nậm Lành, Nậm Mười... (huyện Văn Chấn), Phình Hồ, Xà Hồ... (huyện Trạm Tấu). Nhưng chỉ ở Suối Giàng của huyện Văn Chấn là shan tuyết cổ thụ ngon hơn cả. Cây chè shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt, đồng bào Mông không bao giờ phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Bởi vậy chè cổ thụ rất được thị trường ưa chuộng, vì ngoài chất lượng tuyệt hảo thì chè Shan còn là chè sạch tuyệt đối.Rừng trà cổ thụ ở Suối Giàng có hàng vạn cây, theo các nhà nghiên cứu, có cây có tuổi thọ trên 300 năm, cao gần chục mét, tán xoè rộng hàng chục mét vuông.
Chẳng ai biết chính xác từ khi nào, cây chè đã đến, bén rễ, trưởng thành rồi trở thành cổ thụ trên sườn núi cao Suối Giàng. Cây tuổi ít cũng trên trăm năm, cây nhiều tuổi tới hơn ba trăm năm. Búp non vẫn lên xanh trên những thân chè xù xì trắng mốc, bám chắc rễ trên sườn núi cheo leo, làm nên cảnh sắc vườn chè cổ thụ độc đáo không thể quên.
Chè được hái, được sao bằng kinh nghiệm và bàn tay khéo léo của người Mông. Búp chè shan mầu trắng xám, bọc một lớp phấn trắng mờ như tuyết nên được gọi là chè shan tuyết. Để hái được những búp chè non nhiều khi phải trèo lên cành cao của cây chè cổ thụ. Mùa đông ở Suối Giàng thường chẳng thấy mặt trời. Còn buổi sáng mùa hè, búp chè ngậm sương, hái vẫn lạnh buốt tay. Chè hái về rồi vẫn phải chọn kỹ lại những búp chè không bị sâu, không quá già, sau đó mới sao trong chảo gang. Củi dùng sao chè phải thật khô, cháy đượm. Lửa sao chè phải giữ liu riu thật đều nhưng vẫn phải luôn hơ tay trần trên chảo để biết “cữ” nóng của chè. Sao rồi phải vò chè bằng tay thật khéo sao cho những búp chè săn lại bằng hạt đỗ, phủ phấn tuyết trắng, cuộn hương tinh khiết thanh cao của mây gió núi ngàn vào trong.

Sao chè shan tuyết là bí quyết của người Mông ở Suối Giàng chẳng dễ gì mà học được. Vào vụ hái chè, cả bản Mông Suối Giàng thơm ngào ngạt. Vị chè chan chát, đặc quánh tưởng như có thể xắt ra mà nếm trên đầu lưỡi, quyến rũ lan tỏa trong không gian, nồng nàn đến mức có cảm giác chẳng uống mà cũng thấy say say.
Để pha trà shan tuyết, phải dùng nước nguồn trên núi chảy về thì chén trà mới có hương vị đậm đà và mầu sắc tươi hơn. Nước đã sôi già, tráng qua một lượt để cánh chè giãn ra, loại bỏ chút bụi còn vương lại. Chế nước sôi đầy ấm đến mức bọt trào ra ngoài rồi mới đậy nắp chờ vài phút. Ấm pha trà chọn loại sứ nung già lửa sẽ có hương thơm đúng vị. Trong mây núi Suối Giàng, nhấp chén trà sóng sánh như mật ong, dư vị ngọt đượm tan lâu, cảm giác lâng lâng khó tả làm cho con người như tan chảy trong cảnh sắc núi rừng thiên nhiên.
Người Mông ở Suối Giàng quý cây chè của mình lắm. Ở đây, trong lễ cúng “ma nhà” (mỗi năm, mỗi nhà người Mông chỉ cúng “ma nhà” một lần), cùng với con gà trống mà người Mông thờ cúng thiêng liêng, luôn có cành chè mới hái trên sườn núi và ấm chè do đích thân người chủ gia đình mới pha. Cùng với lời khấn cầu về sức khỏe và sự tiến bộ cho mỗi người trong nhà, là lời khấn cầu cho cây chè của mình luôn xanh tốt và cho nhiều búp non. Nguyện ước về tương lai giản dị đó cũng giống như nguyện ước của đồng bào ở các thôn, bản dân tộc khác về sự ấm no, an bình sẽ đi cùng với những gì cha ông đã trao truyền lại.